search expand

Sách Luật Doanh Nghiệp Năm 2020

Luật Doanh nghiệp 2020 – Tên chính thức là Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14. Được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14 thông qua ngày 17/6/2020. Chính thức có hiệu lực  từ ngày 1/1/2021. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như thế nào? Có những đổi mới nào được đề xuất so với  luật trước đây? Hãy cùng Apolat đọc cuốn sách Luật Doanh nghiệp 2020 nhé!

Sách Luật Doanh Nghiệp năm 2020

Nội dung sách Luật Doanh Nghiệp Năm 2020

Sách Luật Doanh Nghiệp 2020 bao gồm văn bản quy phạm pháp luật về: Luật Doanh nghiệp. Luật này bao gồm  10 chương và 218 điều. Và được in thành sách dày,độ dày 256 trang, khổ 14,5×20,5 cm.

Luật Doanh nghiệp 2020 – Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có nhiều điểm đổi mới như sau:

1. Thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp:

Trước đây, Luật Doanh nghiệp quy định: Trước khi chính thức sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải gửi mẫu con dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan này sẽ  tải mẫu  dấu này lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh Nghiệp năm 2020, các quy định liên quan đến việc báo cáo mẫu con dấu không còn tồn tại nữa.

Nếu bạn có hứng thú về mảng luật hôn nhân thì có thể xem thêm luật nuôi con sau ly hôn

2. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước thay đổi

“ Luật Doanh Nghiệp 2020 cũng  thay đổi khái niệm về doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước được xác định dựa trên loại hình doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau.

Các khái niệm về luật doanh nghiệp nhà nước thay đổi

Cụ thể, Điều 88 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định:

  1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
  2. a) Công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  3. b) Công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ công ty quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
  4. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
  5. a) Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm mẹ – công ty con;
  6. b) Công ty TNHH một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  7. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
  8. a) Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  9. b) Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

3. Bổ sung thêm đối tượng là tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp mới quy định cụ thể: Những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này
  • Một số trường hợp tổ chức, cá nhân bị cấm hoạt động trong một số trường hợp nhất định.

4. Quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông, sở hữu từ 5% cổ phần phổ thông trở lên. Có các quyền như sau:

  • Yêu cầu triệu tập họp HĐQT trong một số trường hợp
  • Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm…
  • Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;
  • Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 và Điều lệ công ty”.

Nhằm kịp thời giúp bạn đọc nắm bắt được những thông tin quan trọng nêu trên, Apolat review cuốn sách: Luật Doanh Nghiệp Năm 2020. Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Thông tin sách và tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Luật Doanh Nghiệp Năm 2020

Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Thể loại: Luật pháp

Nhà xuất bản: NXB Lao Động

Về tác giả

Ngày 17 tháng 6 năm 2020, kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14 đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2020. Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm về mảng luật hôn nhân thì hãy xem thêm: tư vấn ly hôn nhanh

Apolat vừa gửi đến các bạn những thông tin cơ bản về Luật Doanh Nghiệp 2020. Những điểm mới so với 2014. Cụ thể bạn đọc sẽ tìm hiểu những quy định này  trong cuốn Luật Doanh Nghiệp 2020 nhé!

Nguyễn Tùng Sơn

Nguyễn Tùng Sơn

kinhtevaphapluat.com.vn nổi tiếng là chuyên trang cung cấp thông tin giá trị về Kinh tế & Pháp luật cực kỳ nhanh chóng và luôn được cập nhật mới liên tục. Người mở đường và đồng hành cùng sự phát triển của kinhtevaphapluat.com.vn là anh Nguyễn Tùng Sơn – Người có thành tích xuất sắc về chuyên ngành cùng nhiều kinh nghiệm thực tế.

Bài viết liên quan